Sáu trục động lực kinh tế mang đến sự bức phá cho nền kinh tế Long An

Sáu trục động lực kinh tế tỉnh Long An
Long An là địa phương có lợi thế đặc biệt về vị trí và hạ tầng giao thông khi nằm trãi dài và tiếp giáp hơn 100km với Thành phố Hồ Chí Minh. Địa phương giữ vai trò là cửa ngõ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long và xa hơn nữa là kết nối miền Tây và miền Đông khi Cao tốc Bến Lức – Long Thành đi vào khai thác.

Mục tiêu phát triển tỉnh Long An đến năm 2050
Với những thuận lợi đó, Long An được ưu ái sở hữu hạ tầng giao thông đồng bộ nhất khu vực khi hầu như tất cả các tuyến giao thông huyết mạch của khu vực phía Nam đều đi qua địa phận tình. Tuy nhiên với những tiềm năng to lớn chưa được khai thác và mục tiêu phát triển đến năm 2030, Quy hoạch tỉnh Long An đã nhấn mạnh 6 trục động lực kinh tế sẽ được chú trọng đầu tư để đưa tỉnh nhà bức phá trong thời gian tới.

Chi tiết 06 trục động lực kinh tế tỉnh Long An

  • Trục động lực Vành đai 3 - Vành đai 4: kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam Bộ - Thành phố Hồ Chí Minh; kết nối sân bay Quốc tế Long Thành - cảng Long An.
  • Trục động lực quốc lộ 50B: kết nối Thành phố Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang.
  • Trục động lực song hành quốc lộ 62: kết nối thành phố Tân An - khu kinh tế cửa khẩu Long An - vùng Đồng Tháp Mười.
  • Trục động lực Mỹ Quý Tây - Lương Hòa - Bình Chánh: kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây - vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trục động lực quốc lộ N1: kết nối Long An với vùng đồng bằng sông Cửu Long - vùng Đông Nam Bộ - vùng Tây Nguyên.
  • Trục động lực Đức Hòa: kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hòa, Bến Lức với Thành phố Hồ Chí Minh.

Tags: