Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Long An

Sơ đồ hệ thống đô thị tỉnh Long An

Hiện trạng đô thị tại Long An

Phát triển đô thị luôn là điều kiện tiên quyết đi kèm với sự phát triển của kinh tế, ở thời điểm Quy hoạch Long An thời kỳ 2021 – 2030 được phê duyệt, tỉnh Long An đang có 01 đô thị loại II, 06 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V.
Mục tiêu đến năm 2030 theo như quy hoạch, tỉnh Long An có 27 đô thị bao gồm:
  • 01 đô thị loại I: thành phố Tân An.
  • 01 đô thị loại II: thị xã Kiến Tường.
  • 03 đô thị loại III: Bến Lức, Cần Giuộc và Đức Hòa.
  • 09 đô thị loại IV: các thị trấn bao gồm Cần Đước, Đông Thành, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ và Tầm Vu.
  • 13 đô thị loại V: Rạch Kiến, Long Cang, Long Hựu Đông, Long Trạch, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Nam, Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Tân Long và Lạc Tấn.
Xa hơn đến năm 2050, Long An có 28 đô thị bao gồm
  • 01 đô thị loại I: thành phố Tân An.
  • 02 đô thị loại II: thị xã Kiến Tường và huyện Bến Lức.
  • 02 đô thị loại III: Cần Giuộc và Đức Hòa.
  • 10 đô thị loại IV: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Đông Hòa, Tầm Vu, Đông Thành.
  • 13 đô thị loại V: Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Mỹ Quý Tây, Hiệp Hòa, Mỹ Hạnh, Gò Đen, Lương Hòa, Rạch Kiến, Long Đức Đông, Lạc Tấn.
Định hướng phát triển đô thị tại Long An

Các đô thị trung tâm tổng hợp, trung tâm chuyên ngành

Thành phố Tân An đóng vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại của khu vực Đông Bắc vùng đồng bằng sông Cửu Long, đô thị cửa ngõ giữa vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Các đô thị Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa là các đô thị vệ tinh, có vai trò giảm tải về áp lực dân số, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị xã Kiến Tường đóng vai trò là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười gắn với khu kinh tế cửa khẩu Long An, có vai trò động lực, thúc đẩy hoạt động công nghiệp, logistics, chế biến nông sản, kinh tế biên mậu với Campuchia.

Đánh giá tiềm năng bất động sản

Ngoài những yếu tố mang đến khả năng sinh lời trong tương lai như quy hoạch các tuyến giao thông (xây mới và mở rộng nâng cấp) và quy hoạch phát triển kinh tế (cụ thể bao gồm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hay các vùng kinh tế đặc thù), quy hoạch đô thị chính là yếu tố cấu thành nên 80% giá trị nội tại của bất động sản. Có thể hiểu đơn giản đây chính là các yếu tố xung quanh mang đến những giá trị trong cuộc sống từ cộng đồng dân cư, điều kiện thiết yếu trong cuộc sống đến những giá trị vô hình như giáo dục, y tế và sinh hoạt cộng đồng.
Như vậy có thể dễ dàng thấy được bất động sản sẽ rất phát triển tại các khu vực được chú trọng phát triển chất lượng đô thị điển hình như thành phố Tân An với vai trỏ trung tâm hành chính tỉnh Long An, thị xã Kiến Tường trong vai trò phát triển kinh tế cửa khẩu và trung tâm phát triển của vùng Đồng Tháp Mười và đặc biệt là các huyện giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò phát triển công nghiệp như Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước và Cần Giuộc.

Tags: