Mô hình “01 trung tâm, 02 hành lang kinh tế, 03 vùng kinh tế - xã hội và 06 trục động lực” đưa Long An lên tầm cao mới

Mục tiêu phát triển tỉnh Long An
Ngày 13/06/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định số 686/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với định hướng đưa Long An trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, giữ vững vị thế dẫn đầu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và có trình độ phát triển kinh tế tương đương các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mô hình một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế - xã hội và sáu trục động lực

Trung tâm phát triển của tỉnh Long An được xác định chính là Thành phố Tân An với vai trò là vệ tinh phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Thành phố Tân An giữ vai trò trung tâm thương mai, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao phía Đông Bắc của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Long An.
Hai hành lang kinh tế của tỉnh Long An chính là Vành đai 3 (đang thi công) và Vành đai 4 (dự kiến trình Quốc hội thông qua cuối năm 2024 và khởi công ngay khi được thông qua) là tiền đề hình thành nên các vành đai công nghiệp hỗ trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh và kết nối hiệu quả với hệ thống Cảng của khu vực.
Ba vùng kinh tế - xã hội bao gồm:
  • Vùng đô thị và công nghiệp: bao gồm các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Tân Trụ, Thành phố Tân An, một phần huyện Thủ Thừa và huyện Châu Thành.
  • Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu: bao gồm Thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và một phần huyện Thủ Thừa.
  • Vùng đệm sinh thái: bao gồm huyện Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ.
Sáu trục động lực kinh tế bao gồm:
  1. Trục động lực Vành đai 3 – Vành đai 4: kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam Bộ - Thành phố Hồ Chí Minh; kết nối sân bay Quốc tế Long Thành – cảng Long An.
  2. Trục động lực quốc lộ 50B: kết nối Thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang.
  3. Trục động lực song hành quốc lộ 62: kết nối thành phố Tân An – khu kinh tế cửa khẩu Long An – vùng Đồng Tháp Mười.
  4. Trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hòa – Bình Chánh: kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây – vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và thành phố Hồ Chí Minh.
  5. Trục động lực quốc lộ N1: kết nối Long An với vùng Đồng bằng sông Cửu Long – vùng Đông Nam Bộ - vùng Tây Nguyên.
  6. Trục động lực Đức Hòa: kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hòa, Bến Lức với thành phố Hồ Chí Minh.
06 trục động lực kinh tế tỉnh Long An

Xu hướng đầu tư bất động sản tại Long An sẽ đổ về khu vực nào

Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 vẽ ra một tương lai tươi sáng về kinh tế dành cho tỉnh Long An và huyện Bến Lức chính là nơi hội tụ trọn vẹn tất cả các yếu tố để phát triển bất động sản, đó là quy hoạch phát triển công nghiệp định hướng công nghệ cao dọc theo các tuyến Vành đai 3 và Vành đai 4, hạ tầng giao thông hiện đại bậc nhất khu vực với rất tuyền tuyến cao tốc và tuyến đường huyết mạch cùng với vị trí tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh chính là nơi lý tưởng để phát triển loại hình bất động sản quy mô khu đô thị vệ tinh hiện đại.
Xét từ góc độ giá trị bền vững của bất động sản, quy hoạch tỉnh Long An với 01 trung tâm 02 hành lang 03 vùng kinh tế xã hội và 06 trục động lực kinh tế giúp cho khách hàng dễ dàng tìm ra cơ hội đầu tư bất động sản theo những giá trị cốt lỗi như hạ tầng giao thông, phát triển công nghiệp mở ra cơ hội việc làm, phát triển kinh tế dựa trên hạ tầng xã hội được đầu tư hoàn thiện. Chi tiết về quy hoạch và phân tích 4 trụ cột của bất động sản Long An mời quý khách hàng tham khảo thêm bài viết của tác giả P-JC.

Chuỗi bài viết phân tích về Quy hoạch Long An:

Tags: