Huyện Bến Lức nổi bậc trong bức tranh quy hoạch tỉnh Long An

Quy hoạch huyện Bến Lức

Những lợi thế nổi trội của huyện Bến Lức

Long An là địa phương giữ vai trò cửa ngõ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt hơn cả, huyện Bến Lức là địa phương đóng vai trò cánh cửa mở ra khả năng kết nối nhanh chóng giữa 13 tỉnh miền Tây với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Với vị trí tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh và sở hữu nhiều tuyến đường liên kết vùng quan trọng ở phía Nam, huyện Bến Lức là nơi thuận lợi để phát triển công nghiệp, tận dụng tác động lan tỏa từ vùng trung tâm cũng như xu hướng dịch chuyển sản xuất, giãn dân về vùng ven.
Với những điều kiện thuận lợi và vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quy hoạch huyện Bến Lức được Trung tâm Tư vấn kiến trúc và đầu tư xây dựng (VIUP) trình lên Bộ Xây dựng thẩm định trong hội nghị được tổ chức đầu năm 2024 với chủ đề “Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bến Lức, tỉnh Long An đến năm 2045” thu hút được sự chú ý của truyền thông và đặc biệt là những người đang hoạt động trong thị trường bất động sản.

Vị trí huyện Bến Lức trong tỉnh Long An

Định hướng phát triển đô thị và sản xuất công nghiệp

Về phát triển đô thị, mục tiêu đến năm 2030 huyện Bến Lức đạt tiêu chí đô thị loại III, đến năm 2045 đạt tiêu chí đô thị loại II.
Theo quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030 do Phó Thủ Tướng Trần Hồng Hà phê duyệt, huyện Bến Lức được định hướng phát triển công nghiệp – đô thị - thương mại – dịch vụ tổng hợp, là bộ phận quan trọng trong hành lang phát triển đô thị trung tâm Bến Lức – Tân An.
Ở thời điểm đầu năm 2024, huyện Bến Lức có 08 khu công nghiệp (KCN) đã được thành lập theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/03/2022, trong đó có 06 KCN đã đi vào hoạt động, bao gồm:
- KCN Vĩnh Lộc 2: quy mô 223,2 ha.
- KCN Nhựt Chánh: quy mô 122,8 ha.
- KCN Prodezi: quy mô 400 ha.
- KCN Tandoland: quy mô 250 ha.
- KCN Thuận Đạo: quy mô 111,1 ha.
- KCN Phúc Long: quy mô 79 ha.
- KCN Thịnh Phát: quy mô 73,5 ha.
- KCN Phú An Thạnh: 352,8 ha.
Quy hoạch đến năm 2030, huyện Bến Lức bổ sung thêm 04 KCN nâng tổng số KCN trên địa bàn lên 12 KCN. Các KCN thành lập mới bao gồm:
- KCN Phúc Long mở rộng: quy mô 334,5 ha.
- KCN Thịnh Phát mở rộng: quy mô 112,9 ha.
- KCN Phú An Thạnh giai đoạn 2: quy mô 339,4 ha.
- KCN An Thạnh: quy mô 264,3 ha.
Quy hoạch đến năm 2050, huyện Bến Lức dự kiến bổ sung thêm 04 KCN, bao gồm:
- KCN Lương Hòa - Tân Hòa - Tân Bửu: quy mô 994 ha.
- KCN Lương Bình: quy mô 325 ha.
- KCN An Thạnh: quy mô 286 ha.
- KCN Thạnh Lợi - Thạnh Hòa: quy mô 2000 ha.
Bản đồ các xã trong huyện Bến Lức

Tiềm năng bất động sản đi kèm với sự phát triển kinh tế

Ở thời điểm hiện tại, huyện Bến Lức đang có 1 tuyến Cao tốc và 2 tuyến quốc lộ đã đưa vào khai thác, bao gồm:
- Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương: thuộc Cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) quy mô 06 làn xe, đã kèo dài tới Mỹ Thuận và chuẩn bị hoàn thiện đoạn kết nối đến Cần Thơ.
- Quốc lộ 1: quy mô 04 làn xe cơ giới và 02 làn hỗn hợp.
- Quốc lộ N2: 02 làn xe. Quy hoạch đến năm 2030 nâng thành Cao tốc Bắc - Nam phía Tây, một đoàn đầu tuyến tại huyện Đức Hòa nâng thành Vành đai 4.
Trong lương lai, huyện Bến Lức dự kiến bố sung thêm 03 tuyến cao tốc.
Các tuyến cao tốc:
- Cao tốc Bến Lức - Long Thành: quy mô 08 làn xe, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025.
- Vành đai 3: đã khởi công vào tháng 06/2023 và hoàn thành đưa vào khai thác tháng 06/2026 với quy mô 08 làn xe.
- Vành đai 4: dự kiến khởi công cuối năm 2024 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2028 với quy mô 08 làn xe.
Như vậy có thể thấy, quy hoạch huyện Bến Lức đến năm 2045 mang đến rất nhiều tiềm năng về bất động sản cho địa phương trong đó có 3 khu vực sở hữu những tiềm năng khác nhau, bao gồm:
+ Khu vực phía Nam huyện Bến Lức: đây là khu vực hình thành dọc theo Quốc Lộ 1A có dân cư tập trung đông đúc và ổn định. Khu vực đã hình thành nhiều khu công nghiệp, dự án bất động sản và hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra nhôn nhịp. Đây là khu vực thích hợp với khách hàng có nhu cầu ở thật và khai thác bất động sản ngay lập tức như cho thuê, kinh doanh buôn bán, xây trọ.
+ Khu vực phía Bắc huyện Bến Lức và phía Đông sông Vàm Cỏ Đông: đây là khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh và được quy hoạch phát triển công nghiệp định hướng công nghệ cao. Đây cũng là khu vực có nhiều dự án bất động sản gắn liền với các khu công nghiệp và được đánh giá rất cao về khả năng sinh lời cũng như thanh khoản thị trường nhờ vào nhu cầu lớn các sản phẩm nhà ở tại các khu công nghiệp.
+ Khu vực phía Bắc huyện Bến Lức và phía Tây sông Vàm Cỏ Đông: đây là khu vực có xuất phát điểm là vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Bến Lức. Sự xuất hiện của Vành đai 4 (đường tỉnh 830E) giúp cho khu vực có sự lột xác mạnh mẽ trên thị trường bất động sản dựa vào lợi thế tiềm năng trong tương lai và giá cả hiện tại còn rất thấp. Khu vực được quy hoạch phát triển các khu đô thị sinh thái dọc theo Vành đai 4.

Chuỗi bài viết phân tích về Quy hoạch Long An:

Tags: