Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Long An

Bản đồ các khu công nghiệp tại Long An
Bên cạnh quy hoạch các tuyến giao thông, quy hoạch phát triển công nghiệp chính là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị sinh lời của bất động sản, đây là yếu tố tạo ra việc làm, thu hút dân cư qua đó gia tăng giá trị cuộc sống và giá trị nội tại của bất động sản.
Quan điểm tiếp cận: bài viết này dựa trên Quy hoạch Long An thời kỳ 2021 – 2030 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt, do đó số liệu trong bài viết sẽ có sự khác biệt trong bài viết khác của Tấc đất tấc vàng Long An (danh sách KCN tại Long An dựa trên Quy hoạch các khu công nghiệp Việt Nam).

Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tại Long An

Tính đến đầu năm 2024, Long An hiện đang có 20 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với số lượng lao động hơn 150.000 người và 17 cụm công nghiệp đã hoạt động với hơn 21.000 lao động.
Theo quy hoạch Long An thời kỳ 2021 – 2030, Long An hiện tại đang có 34 khu công nghiệp được thành lập với diện tích 9.251,6ha, trong đó có 26 KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với diện tích hơn 6.000ha. Đến năm 2030, toàn tỉnh có thêm 17 KCN được thành lập với diện tích tăng thêm 3.181,4ha. Bên cạnh đó, Long An cũng quy hoạch tăng thêm 37 KCN thành lập mới sau năm 2030 khi tỉnh được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp nâng tổng diện tích KCN trên địa bàn tỉnh đạt 19.286,6ha.
Xét về cụm công nghiệp, tỉnh Long An hiện đang có 17 CCN đã đi vào hoạt động với diện tích 857ha, 27 CCN đang triển khai thủ tục đầu tư và xây dựng hạ tầng với diện tích 1.324ha và quy hoạch 28 CCN thành lập mới với diện tích 1.808ha nâng tổng diện tích CCN trên địa bàn tỉnh đạt 3.989ha.

Danh sách chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch

Danh sách 34 khu công nghiệp đã thành lập

Danh sách 34 khu công nghiệp đã thành lập

Danh sách 17 khu công nghiệp thành lập mới đến năm 2030

Danh sách 17 khu công nghiệp thành lập mới đến năm 2030

Danh sách 37 khu công nghiệp thành lập mới sau năm 2030

Danh sách 37 khu công nghiệp thành lập mới sau năm 2030

Phân vùng phát triển công nghiệp

Vùng công nghiệp trung tâm: Thành phố Tân An – Bến Lức

  • Khai thác lợi thế liền kề Thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến đường liên kết vùng quan trọng như Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc Bến Lức – Long Thành, kết nối Cảng Quốc tế Long An: phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ phát triển công nghiệp TP.HCM.
  • Thời kỳ 2021 – 2030: tiếp tục triển khai 13 KCN và quy hoạch mới 03 KCN. Sau 2030 quy hoạch mới 01 KCN nâng tổng số KCN trong vùng lên 17 KCN với tổng diện tích 5.943ha.

Vùng công nghiệp phía Bắc: huyện Đức Hòa

  • Thời kỳ 2021 – 2030: tiếp tục triển khai 13 KCN và quy hoạch mới 02 KCN. Sau 2030 quy hoạch mới 03 KCN nâng tổng số KCN trong vùng lên 18 KCN với tổng diện tích 7.852ha.
  • Định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ và chế biến.

Vùng công nghiệp phía Đông: Cần Giuộc – Cần Đước – Châu Thành – Tân Trụ - Thủ Thừa

  • Cảng Quốc tế Long An chính là hạt nhân hình thành nên vùng phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hiện đại tại Cần Giuộc.
  • Hình thành các KCN tập trung xung quanh Cảng Quốc tế Long An, định hướng nơi đây trở thành đầu mối xuất khẩu nông sản của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
  • Thời kỳ 2021 – 2030: tiếp tục triển khai 14 KCN và quy hoạch mới 08 KCN. Sau 2030 quy hoạch mới 08 KCN nâng tổng số KCN trong vùng lên 30 KCN với tổng diện tích 10.061ha.

Vùng công nghiệp phía Tây: Thị xã Kiến Tường và các huyện Đồng Tháp Mười

  • Trọng tâm là khu phi thuế quan cửa khẩu tại Thị xã Kiến Tường. Tập trung phát triển các KCN cửa khẩu và KCN phi thuế quan tại Kiến Tường và Đức Huệ.
  • Thời kỳ 2021 – 2030: tiếp tục triển khai 03 KCN. Sau 2030 quy hoạch mới 07 KCN nâng tổng số KCN trong vùng lên 10 KCN với tổng diện tích 3.730ha.

Chuỗi bài viết phân tích về Quy hoạch Long An:

Tags: